Hẳn ai cũng đã biết, Tỳ Hưu là loại linh vật đem lại may mắn, tài lộc, trấn áp tà ma và hỗ mệnh cho chủ nhân. Nhưng rất ít người biết về xuất xứ cũng như văn hóa của Tỳ Hưu. Hôm nay Kenzee sẽ mang đến đọc giả một góc nhìn về Văn hóa của Tỳ Hưu.

1. Xuất Xứ Từ Trung Hoa

Mỗi dân tộc trên thế giới có một nền văn hóa riêng, thờ cúng một loài linh vật. Ở Trung Hoa, Tỳ Hưu là loài linh vật được người dân chọn để thờ cúng cầu sự mong phát tài, phát lộc, thăng quan tiến chức, học hành đỗ đạt, trấn yểm trừ tà… Cạnh Tử Cấm Thành có lầu phong thủy thờ Tỳ Hưu. Tỳ Hưu từ lâu đã trở thành văn hóa trong đời sống tâm linh của người Trung Hoa …

Theo truyền thuyết của Trung Hoa Tỳ Hưu là con thứ chín của Rồng, đầu hình Rồng, thân giống như sư tử. Khi sinh ra Tỳ Hưu không có hậu môn, vì không có hậu môn nên bị trả lên Thiên Đình, Thượng Đế Ngọc Hoàng thấy vậy vô cùng thương xót, trách mình đã tạo ra Tỳ Hưu không hoàn chỉnh nên cho Tỳ Hưu trở lại trần gian hiển linh thành thần. Người dân chọn Tỳ Hưu làm thần giữ của, bởi Tỳ Hưu chỉ biết ăn mà không có “đầu ra”, thức ăn của Tỳ Hưu là vàng bạc châu báu.

Có 26 hình dáng Tỳ Hưu, mỗi thời ưa chuộng một kiểu dáng và màu sắc. Tỳ Hưu được tạc bằng ngọc thạch, thời Tam Quốc thờ Tỳ Hưu màu cánh gián, gương mặt hung dữ để hóa sát, trừ tà. Thời nhà Đường thờ Tỳ Hưu màu xanh ngọc, bụng thon, mông nở, thể hiện sự ôn hòa thịnh vượng. Triều Đường là triều đại phong kiến cường thịnh nhất Trung Quốc, kéo dài 289 năm với 24 đời vua. Thời nhà Minh thì ưa màu vàng, thân to mông nở. Người muốn thăng quan tiến chức thì thờ Tỳ Hưu màu vàng.

Vương tổ nhà Minh là Chu Nguyên Chương được quân sư Lưu Bá Ôn giúp sức lập nên nhà Minh. Lầu phong thủy dựng trên cổng Đức Thắng Môn nằm trên trục Bắc Nam được Chu Nguyên Chương cho dựng sau giấc mơ ông thấy Tỳ Hưu nuốt rất nhiều vàng bạc mang vào Tử Cấm Thành. Từ đó ngân khố của nhà Minh ngày một đầy hơn, quốc gia cường thịnh, nhà Minh mở rộng biên cương bờ cõi bằng các cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia láng giềng trong đó có Việt Nam. Lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, năm 1406 nhà Minh huy động 20 vạn bộ binh và thủy binh dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Việt, gây nên bao cảnh đau thương tang tóc cho dân tộc Việt: “Nướng dân đen trên ngọn lử hung tàn/ Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ…”(Binh Ngô Đại Cáo).

2. Cho Đến Câu Chuyện Lưu Truyền Của Việt Nam

Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 do Lê Lợi lãnh đạo, sau 10 năm trường kỳ kháng chiến đã quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi vào năm 1427. Thời nhà Thanh thờ Tỳ Hưu màu trắng, mong sự bình yên, may mắn và tốt lành. Sự bình yên không toàn vẹn đối với nhà Thanh, nhân việc Lê Chiêu Thống sang cầu viện, Càn Long đã phái 20 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy xâm lược Việt Nam đã bị Quang Trung Nguyễn Huệ đánh bại phải rút chạy về nước. Sự thất bại ê chề của triều Minh và triều Thanh khi xâm lược Việt Nam đã ám ảnh nhiều thế hệ người Trung Hoa, đến nay nỗi ám ảnh đó vẫn chưa thôi đối với nhiều người.

Tỳ Hưu đã luôn xuất hiện cùng với nhiều đời hoàng đế khác nhau, tượng trưng cho việc trấn áp tà ma, xua đổi những điều không may mắn.

Ngày nay trong cuộc sống hàng ngày hay trong việc làm ăn kinh doanh, chúng ta vẫn thường đeo vòng Tỳ Hưu bên mình cho mọi sự hanh thông, tài lộc dồi dào.

✅Liên hệ để được tư vấn các dịch vụ của Kenzee.👇👇
————————————————————————–
🏠CTY TNHH NĂNG LƯỢNG PHONG THỦY KENZEE
🏪 Showroom : Số 543/66A Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, Tp. HCM
☎️ Hotline: 0947 94 38 38
🌎Website: vatphamphongthuymandala.com
🌎 Liên hệ trải nghiệm miễn phí Phương pháp Trị Liệu Bằng Chuông Tây Tạng: https://www.singingbowl.vn/